Thường người dùng luôn thắc mắc tại sao giá sữa ong chúa lại đắt đỏ đến như vậy? Sữa ong chúa được lấy từ đâu? Con ong nhỏ vậy sao có nhiều sữa thế? Là những câu hỏi khá phổ biến từ phía người tiêu dùng. Trong bài này Kala chia sẻ tới khách hàng quy trình nuôi ong sữa tự nhiên nhằm cung cấp tới người dùng những thông tin và nguồn gốc sữa ong chúa với những ai chưa có thông tin về dòng sản phẩm này.
1. Quy trình làm thùng và chọn giống ong lấy sữa
A. Quy trình làm thùng
Cách chọn vật liệu và làm tổ cho ong lấy sữa cũng giống như quy trình làm tổ cho nuôi ong lấy mật. Thay vì đặt sáp ong thì nuôi ong lấy sữa sẽ gắn mũ chúa nhân tạo. Bạn có thể tham khảo quy trình làm tổ nuôi ong lấy mật trong bài viết quy trình nuôi ong lấy mật tự nhiên tại nông trại Kala.
Trong bầy ong cũng như con người có sự phân cấp và phân công công việc, chức vụ rõ ràng. Mỗi tổ ong thường có nhiều dòng mũ, mỗi dòng mũ đó sản sinh ra những giống ong với vai trò chức vụ khác nhau. Có mũ chuyên nở ra ong thợ, có mũ chuyên ở ra ong đực, có mũ chỉ để sản sinh ong chúa. Ong chúa đóng vai trò quan trọng nhất trong bầy ong, thức ăn nuôi ong chúa được tiết ra từ họng hầu của ong thợ được gọi là sữa ong chúa, vì thế đàn ong sản sinh ong chúa mới khi con ong chúa cũ mất đi.
Con người nắm được quy luật đó nên tận dụng để khai thác sữa ong chúa cung cấp cho đời sống bằng cách sản xuất mũ tạo chúa nhân tạo gắn vào trong từng thùng gỗ rồi di con trùng chúa 1 ngày tuổi vào từng mũ tạo chúa để ong thợ tiết sữa.
Hình ảnh một con ong thợ đang tiết sữa vào mũ chúa
B. Chọn giống ong lấy sữa
Tất cả ong được khai thác để lấy sữa tại nông trại Kala luôn được mua giống tại trung tâm giống cây trồng nhằm đảm bảo sức khỏe của đàn ong, và chất lượng sữa tiết ra. Trong qua trình chăm sóc, những con ong bị nhiễm ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ. Nhờ vậy những sản phẩm sữa ong chúa tự nhiên của Kala có thể sử dụng trong vòng hai năm nếu được bảo quan ở chế độ đông đá. Với thời gian như vậy nhưng sữa ong chúa Kala vẫn giữ được độ tươi, ngon và thành phần dinh dưỡng cần thiết.
3. Chăm sóc ong lấy sữa như thế nào?
Về mùa hoa cà phê nở, thức ăn với loài ong không thiếu, song qua mùa hoa cà phê nguồn thức ăn bị giới hạn nên cần được bổ sung dinh dưỡng và duy trì độ khỏe mạnh.
Nhiều trang trại phần vì lợi ích, phần vì nhu cầu thị trường nhiều nên vẫn tiếp tục khai thác sữa ong khi trái mùa. Tuy nhiên điều này tác động đến trước tiên là sức khỏe của đàn ong, kế đến là chất lượng sữa ong chúa tiết ra không tốt. Vì sữa được sản xuất trong quá trình ong thiếu dinh dưỡng.
Khi trái mùa hoa nở, ong cần được bổ sung dinh dưỡng bằng những loại đường thô, bột hỗn hợp để đảm bảo dinh dưỡng nuôi ong và duy trì sức khỏe cho đàn ong.
4. Quy trình thu hoạch sữa ong chúa
Một công đoạn trong quy trình thu hoạch sữa ong chúa
Thường sữa ong chúa sẽ được thu hoạch trong vòng ba ngày kể từ ngày ong thợ tiết sữa vào mũ chúa.
Bước 1: Khi thu hoạch sữa ong chúa, mỗi sáng sớm các kỹ thuật viên lấy thang sữa từ tổ ong về và kỳ công gắp từng con trùng chúa ra khỏi mũ chúa.
Bước 2: Để sữa ong chúa sạch mịn và không lẫn tạp chất cũng luôn phải trải qua quá trình lọc và lược tạp chất.
Bước 3: Tiến hành đóng gói. Tất cả thiết bị sử dụng đóng gói sản phẩm tại Kala luôn được sấy khô và khử trùng để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
Bước 4: Đảm bảo độ tươi và hạn sử dụng, sữa ong chúa cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ âm. nếu bảo quản sữa ong chúa ở chế độ đông đá, người dùng có thể yên tâm sử dụng trong vòng 2 năm.
Với quy trình nuôi và chăm sóc thủ công và lượng sữa ong ít ỏi chính là câu trả lời vì sao giá sữa ong chúa lại cao như vậy. Qua bài viết này hẳn mỗi người có khái niệm đầy đủ về sữa ong chúa được hình thành như thế nào.
Hiện nay Kala cung cấp mật ong tự nhiên, sữa ong chúa tươi, phấn hoa mật ong trên phạm vi toàn quốc. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp qua điện thoại để được tư vấn chi tiết.
Hotline : 02633 778 998 – 096 82 82 997
Địa chỉ: số 44, thôn Đồng Lạc 3, xã Đinh Lạc, tỉnh Lâm Đồng