Chưa bao giờ vấn đề sức khỏe được lưu tâm nhiều như thời đại ngày nay. Nguyên nhân là vì con người ta đang phải đổi mặt với thị trường hàng giả, hàng kém chất lượng: từ lương thực, thực phẩm, đến mỹ phẩm, thuốc uống, thực phẩm chức năng, thời trang, đồ trang sức…Đó là lý do mà ngày nay người ta chuộng các loại thức ăn, thức uống tự nhiên, organic. Và sữa ong chúa chính là thực phẩm vàng trong danh sách các thực phẩm tự nhiên, chất lượng và tinh túy.
Sữa ong chúa là nguồn thực phẩm quý giá từ thiên nhiên (Ảnh Internet)
Vâng, sữa ong chúa được coi là thực phẩm vàng bởi nó có quá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tất cả các công dụng đó đều đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu cụ thể từ các chuyên gia trên khắp thế giới. Tuy nhiên, khi khách hàng cầm trên tay hũ sữa ong chúa, đôi khi họ cũng băn khoăn không biết quá trình sản xuất sữa ong chúa diễn ra như thế nào. Do vậy, hôm nay Doanh nghiệp tư nhân Sữa Ong Chúa Kala xin chia sẻ cùng bạn về quá trình “sản xuất” sữa ong chúa nha.
1. Khâu chuẩn bị
Để bắt đầu quá trình sản xuất sữa ong, thợ nuôi ong phải chuẩn bị kim cấy trùng ong và các mũ chúa giả. Đối với các mũ chúa giả mới mua về, người thợ sẽ gắn chúng vào thang mũ (mỗi thang thường có 4 hàng, mỗi hàng thường có khoảng 22 – 25 mũ chúa giả. Tuy nhiên, tùy theo đàn ong khỏe đẹp thế nào, người thợ có thể giảm số hàng xuống 3 hoặc 2). Sau đó, người thợ sẽ quét chút sữa ong vào từng mũ để những chú ong thợ ngửi thấy mùi “quen thuộc” và dễ dàng tiết sữa vào. Còn đối với các thang mũ chúa giả đã làm rồi, thì người thợ chỉ cần làm sạch sáp ong bị dính lại trong mũ.
2. Quá trình cấy trùng ong
Sau khi đã chuẩn bị xong các thang mũ chúa giả, người thợ sẽ chọn lựa các cầu ong đẹp, mướt, có nhiều các ấu trùng mới nở trong các đàn ong khỏe, đông quân để chuẩn bị quá trình cấy trùng ong.
Khi đã có thang mũ chúa giả và cầu ong, người thợ sẽ dùng kim di (kim chuyên biệt trong nghề ong) để gắp ấu trùng ong từ cầu ong vào các mũ chúa giả. Ấu trùng ong đẹp nhất là khoảng hai ngày sau khi nở (nếu cấy ấu trùng to quá, ấu trùng phát triển sẽ chiếm phần lớn diện tích mũ ong và kết quả là lượng sữa ong có được trong mũ không nhiều).
Bước tiếp theo, người thợ sẽ “trả lại” các cầu ong vào đúng thùng đã lấy và đặt các thang mũ chúa giả đã cấy trùng ong vào các thùng ong khỏe, đẹp. Các chú ong thợ nhầm tưởng đây là mũ chúa tự nhiên do ong chúa xây, nên chúng sẽ nhả chất dịch (sữa ong) để làm thức ăn nuôi ấu trùng ong chúa non.
3 Quá trình thu hoạch sữa ong chúa
Sau khoảng 3 ngày, khi ong thợ đã nhả đầy sữa vào các mũ chúa thì cũng là lúc người nuôi ong sẽ thu hoạch sữa ong chúa. Họ sẽ nhấc các thang chúa giả khỏi thùng ong, cắt lớp màng bít kín phía trên mũ và gắp các con trùng ong ra khỏi mũ. Sau đó sẽ múc hoặc hút sữa ong chúa ra khỏi các mũ chúa giả.
Sữa ong chúa Kala được thu hoạch bằng máy hút sữa trong phòng chuyên biệt để đảm bảo vệ sinh. Sữa ong đã thu hoạch sẽ được lọc bỏ mọi cặn bã để vừa sạch sẽ vừa đảm bảo chất lượng sữa.
Sữa ong chúa đạt tiêu chuẩn thường có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ âm. Ở chế độ đông đá, sữa ong chúa có thể để được 2 năm mà vẫn giữ nguyên độ tươi, ngon cũng như thành phần dinh dưỡng của nó.
BBT Sữa ong chúa Kala