Mật ong bị đóng đường phải làm sao, còn dùng được không?

Mật ong bị đóng đường phải làm sao, còn dùng được không?

Mật ong bị đóng đường phải làm sao, còn dùng được không?

Mật ong là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc và được sử dụng ngày càng phổ biến trong các gia đình. Với nhiều tác dụng từ kháng viêm, trị ho, đau họng đến làm đẹp da, cải thiện sức khỏe dạ dày,…không có gì lạ khi mật ong lại được ưu ái dùng đến vậy. Những ai đã quen với loại thực phẩm này, có lẽ sẽ một vài lần quan sát thấy hiện tượng nó đóng đường trong vật đựng, có thể dạng mịn hoặc khối. Vậy tại sao mật ong bị đóng đường và phải xử lý tình trạng này như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

1. Vì sao mật ong bị đóng đường

Mật ong là một loại đường tự nhiên do ong mật thu thập từ nhiều loại hoa, lá khác nhau tạo thành. 
Thành phần chủ yếu của mật ong gồm đường glucose và fructose, nước cùng một số loại đường và thành phần khác. Mật ong là chất ngọt tự nhiên có mùi vị thơm ngon nên được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực làm bánh, pha chế đồ uống cũng như dùng như một vị thuốc hỗ trợ một số bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.

Dù là mật ong nguyên chất nhưng thỉnh thoảng, chúng ta vẫn quan sát thấy mật ong lỏng bị đóng lớp đường trắng, mịn hoặc thành khối đường lớn ở đáy vật đựng. 
Là loại đường đặc biệt từ tự nhiên vậy tại sao tình trạng này lại xảy ra? 

Mật ong bị đóng đường hạtThỉnh thoảng chúng ta gặp tình trạng mật ong bị đóng đường. Ảnh Internet

Sở dĩ mật ong bị đóng đường là do sự ảnh hưởng của tỷ lệ đường và nước trong mật cũng như tác động bên ngoài lên chất lỏng này. Một số nguyên nhân chính làm cho mật ong bị đóng đường có thể kể đến:

1.1. Tỷ lệ các thành phần trong mật ong có thể làm cho mật ong bị đóng đường

Tỷ lệ glucose và fructose trong mỗi loại mật ong là khác nhau, nếu lượng glucose trong mật cao hơn fructose thì mức độ đóng đường sẽ cao hơn. Vì khi đường glucose tách nước sẽ tạo thành hạt lắng xuống đáy hoặc nổi lên mặt vật đựng.

1.2. Tỷ lệ nước trong mật ong làm mật ong bị đóng đường

Trong mật ong, tỷ lệ nước thường chiếm khoảng 17 - 18 %, tỷ lệ nước càng thấp thì khả năng mật ong bị đóng đường càng cao và ngược lại.

1.3. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến hiện tượng mật ong bị đóng đường

Hiện tượng mật ong bị đóng đường thường xảy ra trong khoảng nhiệt độ từ 13 - 17 độ C. Ở nhiệt độ này, mật ong có thể bị đóng thành mảng đường lớn, trong khi ở 5 - 8 độ C, mật sẽ hình thành những hạt đường nhỏ hơn nhưng với số lượng nhiều hơn. Dưới 5 độ C, mật ong sẽ không bị đóng đường, nên kết cấu và mùi vị có thể được bảo quản lâu dài.

Mật ong đóng đường khi ở nhiệt độ lạnhMật ong dễ đóng đường khi để lạnh. Ảnh Internet

1.4. Tác động lực vào vật đựng có thể làm mật ong bị đóng đường

Không chỉ nhiệt độ hay tỷ lệ đường mà các tác động lực bên ngoài cũng có thể làm mật ong bị đóng đường. Thao tác khuấy, lắc, trộn mạnh có khả năng làm cho mật bị đóng đường nhanh hơn là để mật nguyên, không can thiệp. 

2. Xử lý mật ong bị đóng đường như thế nào

Mật ong bị đóng đường không phải bị hỏng nên bạn vẫn có thể sử dụng bình thường vì mùi vị và chất dinh dưỡng của nó không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu bạn cần mật ong lỏng vì lý do thẩm mỹ hoặc cho mục đích nhất định, bạn có thể xử lý tình trạng này một cách dễ dàng.

Để làm tan chảy mật ong bị đóng đường, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Chuyển mật ong từ vật đựng bằng nhựa sang sành sứ hoặc thủy tinh
  • Ngâm vật đựng mật ong vào nước nóng 40 - 50 độ C đến khi mật ong chuyển lại thành thể lỏng hoàn toàn. Khi ngâm, bạn lưu ý để nước nóng ngập ngang phần mật ong bị đóng đường là được. Nếu sau khi nước nguội đi mà mật vẫn chưa tan hết, bạn có thể thay một đợt nước nóng khác

Ngâm hũ mật ongBạn ngâm hũ mật ong vào nước nóng khoảng 40-50 độ C, mật ong đóng đường sẽ dần lỏng lại. Ảnh Internet

Sau khi đã xử lý mật ong bị đóng đường, bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát. Nếu quan sát thấy mật có dấu hiệu đóng đường trở lại, bạn nên sử dụng lượng mật này nhanh chóng. Vì nếu xử lý bằng cách ngâm nước nóng nhiều lần, mật sẽ bị mất chất dinh dưỡng cũng như màu sắc và mùi vị. 

3. Mật ong bị đóng đường có phải bị hỏng không?

Khi quan sát thấy mật ong bị đóng đường, chúng ta thường nghĩ đến việc mật đã bị hỏng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra với bất kì loại mật ong nguyên chất nào. 

Tình trạng mật ong bị đóng đường xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân đã phân tích ở trên, nên bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng nguyên trạng hoặc xử lý để đưa mật về trạng thái lỏng trước khi dùng. 

Để hạn chế việc mật bị đóng đường, bạn hãy bảo quản mật ở nơi thoáng mát, tránh để mật chịu tác động của lực mạnh hay sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Như vậy, bạn có thể sử dụng mật ong với hương vị thơm ngon nhất trong thời gian nhất định.

Hũ mật ongĐể mật ong ở nơi thoáng mát nhằm hạn chế tình trạng mật bị đóng đường. Ảnh Internet

Mật ong bị đóng đường không phải là tình trạng hiếm gặp đối với những ai thường xuyên sử dụng loại nguyên liệu này. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, do nhiều nguyên nhân mà có thể xảy ra đối với bất cứ loại mật ong nguyên chất nào. Khi thấy mật bị đóng đường, bạn có thể tiếp tục sử dụng hoặc xử lý trước khi dùng tùy theo nhu cầu. Việc xử lý mật bị đóng đường sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như mùi vị của mật ong. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên ngâm mật qua nước nóng quá nhiều lần nhé.

BBT Mật ong Kala