Thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của sữa ong chúa đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của sữa ong chúa đối với sức khỏe

Thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của sữa ong chúa đối với sức khỏe

Ngày nay, càng ngày càng có nhiều sản phẩm tự nhiên được sử dụng để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho con người. Nhiều sản phẩm trong số đó đã được chứng minh là có khả năng duy trì sức khỏe và độ đàn hồi của làn da, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Trong những năm gần đây, các sản phẩm từ ong tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Trong đó, mật ong và sữa ong chúa là hai sản phẩm “vạn năng” mà loài ong đã cung cấp cho con người. Trong bài viết hôm nay, Mật ong và sữa ong chúa Kala sẽ chia sẻ cùng bạn về thành phần dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời của sữa ong chúa.

Sữa ong chúa rất tốt cho sức khỏe (Nguồn Internet)

1.Sữa ong chúa là gì?

Sữa ong chúa là chất kem do tuyến hàm dưới và tuyến hầu của ong thợ tiết ra. Đó là một hỗn hợp đặc, có màu vàng ngà, là thức ăn của tất cả ấu trùng ong trong 3 ngày đầu sau sinh và cũng là nguồn dinh dưỡng duy nhất, hỗ trợ sức sống hằng ngày của ong chúa. (Đối với ấu trùng, trong 3 ngày đầu sau sinh sẽ được ăn sữa ong chúa. Nếu sau 3 ngày, ấu trùng ong tiếp tục được ăn sữa ong chúa thì sẽ phát triển và phân hóa thành ong chúa. Còn nếu ấu trùng ong ăn thạch của ong thợ - thành phần chủ yếu là mật ong và phấn hoa - thì sẽ phát triển thành ong thợ).

2 . Thành phần dinh dưỡng của sữa ong chúa

Với các nghiên cứu vào năm 1985, 1995, 1998 và 2019, các nhà nghiên cứu đã cho thấy, sữa ong chúa chứa 60 - 70% nước, 12-15% protein thô, 10 - 16% đường tổng hợp, 3-6% lipid, vitamin, muối và axit amin tự do. Cụ thể, sữa ong chúa chứa 8 loại axít amin thiết yếu, vitamin khoáng chất, 9 loại glycoprotein đặc biệt (được gọi chung là protein sữa ong chúa MRJP), axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic. 

Sữa ong chúa rất giàu giá trị dinh dưỡng (Nguồn Internet)

Ngoài ra, sữa ong chúa còn chứa một số vitamin nhóm B và các khoáng chất vi lượng. Các vitamin thường được tìm thấy trong sữa ong chúa bao gồm: Thiamine (B1); Riboflavin (B2); Axit Pantothenic (B5); Pyridoxine (B6); Niacin (B3); Axit folic (B9); Inositol (B8); Biotin (B7), vitamin A; vitamin C, vitamin D, vitamin E. Cùng với đó, sữa ong chúa còn chứa men vi sinh có lợi cho sức khỏe đường ruột cũng như mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

3. Công dụng (lợi ích) của sữa ong chúa đối với sức khỏe

3.1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Có nghiên cứu cho thấy ở những người dùng khoảng 3g sữa ong chúa mỗi ngày trong vòng 2 tháng, mức cholesterol toàn phần giảm 11% và cholesterol xấu LDL giảm 4%. 

Sữa ong chúa có tác dụng điều trị các chứng xơ cứng động mạch, suy tim, đau thắt ngực và các trường hợp cao huyết áp. Không những thế, sữa ong chúa còn giúp duy trì khả năng đàn hồi của mạch máu, bảo vệ cơ tim và tăng khả năng co bóp của tim.

Sữa ong chúa tốt cho sức khỏe tim mạch (nguồn Internet)

3.2. Giảm tổn thương gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Vì gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm trao đổi chất nên việc hấp thụ các hóa chất và thuốc độc hại chủ yếu ảnh hưởng đến chức năng của gan. Năm 2019, Abu-Serie & Habashy đã chứng minh rằng, sữa ong chúa có thể điều hòa 267 gen gan ở chuột, trong đó 148 gen điều hòa tăng và 119 gen điều hòa giảm. Các nghiên cứu sau đó cũng chỉ ra rằng, MRJP2 và phân nhóm X1 của nó là thành phần hoạt động quan trọng trong sữa ong chúa để chống lại tổn thương gan do CCl4 gây ra. Sữa ong chúa cũng có thể cải thiện tổn thương oxy hóa của gan do căng thẳng mãn tính hoặc hóa chất từ việc điều trị ung thư gây ra.

Tóm lại, sữa ong chúa chống lại tổn thương gan do nhiều yếu tố gây ra bằng cách tăng khả năng chống oxy hóa và giảm quá trình tự hủy của tế bào gan.

3.3. Làm giảm huyết áp

 Sữa ong chúa có thể giúp bảo vệ tim và hệ tuần hoàn bằng cách giảm huyết áp

Các protein đặc biệt trong sữa ong chúa làm thư giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch. Từ đó giúp làm giảm huyết áp.

Sữa ong chúa hỗ trợ giảm huyết áp rất hiệu quả (nguồn Internet)

3.4.Điều hòa đường huyết

Sữa ong chúa hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin bằng cách giảm sự mất cân bằng oxy hóa và tình trạng viêm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, độ nhạy insulin tăng lên và tác dụng bảo vệ ở mô tụy, gan cũng như mô sinh sản cũng được tăng cường đối với những người bị béo phì hay tiểu đường có sử dụng sữa ong chúa. 

Tác dụng của sữa ong chúa cũng giúp giảm 20% lượng đường trong máu lúc đói ở những người khỏe mạnh khi sử dụng bổ sung sữa ong chúa mỗi ngày.

3.5. Sữa ong chúa giúp vết thương mau lành

Sữa ong chúa có thể hỗ trợ chữa lành vết thương và một số tình trạng viêm da khác. Nguyên nhân là vì sữa ong chúa có tính kháng khuẩn rất cao, đồng thời nó thúc đẩy quá trình sản xuất collagen nhanh chóng. Đây là một loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các tổn thương trên da.

3.6. Điều trị khô mắt

Sữa ong chúa có thể điều trị tình trạng khô mắt mãn tính. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa ong chúa có thể giúp tăng sự tiết nước mắt từ các tuyến lệ trong mắt. Sữa ong chúa hầu như rất ít có các tác dụng phụ. Do đó đây có thể được xem như một giải pháp ít rủi ro để điều trị tình trạng khô mắt mãn tính.

3.7.Giảm tác dụng phụ khi điều trị ung thư

Hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác thường đi kèm với các tác dụng phụ tiêu cực, trong đó có thể kể đến suy tim, viêm và các vấn đề về đường tiêu hóa. Sữa ong chúa làm giảm nhiều tác dụng phụ liên quan đến một số phương pháp trong điều trị ung thư.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng sữa ong chúa bôi ngoài da có thể ngăn ngừa viêm niêm mạc, và ngăn ngừa các tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư gây ra tình trạng loét trong đường tiêu hóa.

3.8.Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Sữa ong chúa rất tốt cho sức khỏe. Nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, chống lại các vi khuẩn và virus. Các axit béo trong sữa ong chúa có tác dụng thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn. Từ đó làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng và hỗ trợ chức năng miễn dịch tổng quát.

Sữa ong chúa tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch (Nguồn Internet)

3.9. Sữa ong chúa điều trị các triệu chứng mãn kinh

Sữa ong chúa cũng có công dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh ở phụ nữ. Mãn kinh gây suy giảm nội tiết tố, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Phụ nữ mãn kinh dễ xuất hiện các cơn đau, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và lo lắng.

Một nghiên cứu trên 42 phụ nữ mãn kinh đã cho thấy rằng khi bổ sung 800 mg sữa ong chúa hàng ngày trong 12 tuần có hiệu quả giảm đau lưng và lo lắng đáng kể.

3.10. Sữa ong chúa giúp cải thiện chức năng sinh lý

Sữa ong chúa giúp điều trị các hiện tượng yếu sinh lý ở nam và nữ do chứa đáng kể hàm lượng các kích thích tố sinh dục tự nhiên cùng nhiều hợp chất giúp tăng cường khả năng sinh lý. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tác dụng chữa chứng liệt dương ở nam giới và chữa các bệnh thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ.

4.Hướng dẫn sử dụng sữa ong chúa để tăng cường sức khỏe

4.1.Thời gian

Để sữa ong chúa phát huy tối đa tác dụng, bạn nên uống trước khi ăn sáng khoảng 20 - 30 phút. Điều này giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất một cách tốt nhất và cung cấp năng lượng cho một ngày mới. Ngoài ra, uống sữa ong chúa trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn ngủ ngon và hạn chế cảm giác đói bụng vào ban đêm.

4.2.Cách dùng sữa ong chúa

- Ăn sữa ong chúa trực tiếp: Đây là cách sử dụng sữa ong chúa đơn giản nhất. Bạn có thể cho sữa ong chúa vào miệng rồi ngậm để sữa tan từ từ và giải phóng các chất dinh dưỡng. Người lớn nên ăn 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần ăn 1 thìa cà phê.

- Nếu không ăn trực tiếp được (do chưa quen mùi, vị), bạn có thể pha sữa ong chúa với mật ong theo tỉ lệ 1 thìa sữa ong chúa, 1-2 thìa mật ong và 100ml nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha sữa ong chúa với nước ép trái cây bằng cách cho 1 thìa sữa ong chúa vào ly nước trái cây, khuấy đều và thưởng thức.

BBT Sữa ong Kala

Nguồn tham khảo: Active components and biological functions of royal jelly (sciencedirect.com)